SK Telecom tung Galaxy S25 giá 5 triệu để giữ khách khi phải đối mặt với làn sóng rời mạng sau sự cố hack thẻ SIM
Ngày 28-4, theo thông tin từ ngành viễn thông Hàn Quốc, SK Telecom (nhà mạng có số lượng thuê bao lớn nhất trong nước) đang ghi nhận tốc độ rời mạng tăng mạnh sau sự cố lộ thông tin USIM của khách hàng.

Cụ thể, chỉ riêng ngày 26-4, đã có 1665 thuê bao SKT chuyển sang các nhà mạng khác. Trong đó, 1280 người chuyển sang KT và 385 người chuyển sang LG Uplus. Nếu tính cả số lượng thuê bao chuyển sang các nhà mạng giá rẻ (알뜰폰), con số thực tế dự kiến còn cao hơn. Trước đây, SKT vốn có xu hướng sụt giảm thuê bao nhẹ theo thời gian do thị trường bão hòa. Tuy nhiên, lượng thuê bao rời mạng hiếm khi vượt quá 200 người/ngày. Việc ghi nhận hơn 1000 người rời mạng chỉ trong một ngày cho thấy rõ tác động trực tiếp từ sự cố hack dữ liệu USIM.
Cùng ngày, SKT bắt đầu triển khai dịch vụ đổi USIM miễn phí trên toàn quốc nhằm trấn an khách hàng. Tuy vậy, số lượng người yêu cầu chuyển mạng tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng nghẽn hệ thống. Trên các diễn đàn mạng, xuất hiện tin đồn rằng hệ thống xác nhận chuyển mạng của SKT bị lỗi và ngưng hoạt động. SKT ngay lập tức phủ nhận thông tin này, cho biết không có lỗi hệ thống, nhưng thừa nhận tổng đài chăm sóc khách hàng đang quá tải vì lượng cuộc gọi yêu cầu đổi USIM và chuyển mạng tăng đột ngột.
Để ngăn chặn đà sụt giảm, SKT đã triển khai các chương trình hỗ trợ mạnh tay. Theo giới kinh doanh di động, khách hàng từ nhà mạng khác chuyển sang SKT hiện có thể mua Galaxy S25, mẫu flagship mới nhất của Samsung với giá chỉ khoảng 5 vạn won (gần 5 triệu đồng), hoàn tất thanh toán trong một lần. Một số cửa hàng còn quảng cáo Galaxy S25 dưới dạng “điện thoại miễn phí” để thúc đẩy việc chuyển mạng. Ngoài ra, đã xuất hiện chỉ đạo nội bộ yêu cầu các đại lý ưu tiên sử dụng thẻ SIM mới cho khách hàng mở số mới thay vì phục vụ khách hàng đến đổi SIM, dẫn đến làn sóng phàn nàn trong cộng đồng người dùng SKT.

Trước những phản ánh về tình trạng "trợ giá quá mức" và việc phân bổ thẻ SIM bất hợp lý, Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc (방송통신위원회) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Cơ quan này khẳng định Luật Cải cách cơ cấu phân phối điện thoại di động (단통법) vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng 7 và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Bình luận 0

Tin tức
Gyeongju sẽ tổ chức cuộc họp quan chức cấp cao đầu tiên của APEC vào ngày 24/2

Hàn Quốc, với vai trò chủ tịch MIKTA, sẽ nhấn mạnh viện trợ khẩn cấp cho các khu vực xung đột

Tuyển dụng trực tiếp bảo mẫu nước ngoài

Thiết bị tạo dáng cơ thể gia tăng khi bệnh nhân tìm kiếm giải pháp thay thế cho chế độ ăn kiêng

Hàn Quốc nới lỏng các yêu cầu đối với nhập khẩu thuốc

Thị trường vắc-xin cúm toàn cầu dự kiến đạt 14 tỷ USD vào năm 2032

Thị trường thiết bị nội soi toàn cầu dự kiến đạt 24,5 tỷ USD vào năm 2032

Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc xuất khẩu thiết bị y tế toàn cầu

Thị trường ghép xương và vật liệu thay thế tại Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng với CAGR 4% đến năm 2033

Ngược dòng lịch sử: Năm 2008, Quốc bảo số 1 của Hàn Quốc bị thiêu rụi trong biển lửa.

Khủng hoảng nhà ở tại Hàn Quốc: Sự phân hóa ngày càng lớn giữa các thành phố lớn và nhỏ

Các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc chuyển hướng sang Hàn Quốc, nhắm đến các người bán địa phương

Hàn Quốc đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ rò rỉ dữ liệu âm thầm trong công nghệ Trung Quốc.

Tác động của việc đứng cả ngày khi làm việc lên cơ thể bạn

Người quản lý chuỗi cửa hàng trà sữa gây phẫn nộ khi yêu cầu nhân viên gọi sếp trước gia đình trong trường hợp khẩn cấp
